Đọc hết tóm tắt nội dung suốt 2 tiếng trong Livestream Xây kênh từ con số của Nguyễn Đức Dương dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm được ít nhất 2 năm lọ mọ tìm hiểu về làm Fanpage.
Video chia sẻ của Dương được chia làm các mục chính như sau:
1. Hiểu tận tường về các bước Facebook phân phối nội dung
2. Hiểu đúng về Viral Content
3. Cách thức phân tích Insights và Target Audience
4. Xây dựng tuyến nội dung dựa vào phễu Marketing
5. Bật mí các kỹ thuật để được Reels & Facebook Watch đề xuất
6. Hành trình xây dựng kênh theo từng giai đoạn.
Không lòng vòng nữa, vào việc nhé:
I/ CÁC BƯỚC FACEBOOK PHÂN PHỐI NỘI DUNG
Theo Dương, Facebook sẽ có quy trình bao gồm 4 bước để quyết định có phân phối 1 nội dung rộng rãi hơn hay không, bao gồm:
Bước 1: Dựa vào cơ sở dữ liệu
Tại đây, Facebook sẽ đối chiếu xem bài được đăng có trùng với các nội dung đã được người khác đăng hay chưa. Nếu có thì giống điểm nào? Bao nhiêu %? Nền tảng luôn ưu tiên sự sáng tạo nên nếu re-up thì bị đánh giá thấp, từ đó mà khả năng content bị flop sẽ cao hơn.
==> Bài học rút ra (cá nhân): Nếu các Fanpage có re-up thì nên xét kỹ và có thể cải biến một chút để cho nền tảng thấy được rằng nội dung của mình có sự khác biệt.
Bước 2: Dựa vào người đăng và giờ đăng
Ở giai đoạn này, bước đầu Facebook sẽ xét độ uy tín của Fanpage. Fanpage càng “sạch” thì mức độ được đánh giá cao càng nhiều. Cái “sạch” ở đây được đánh giá dựa trên nhiều góc độ, góc độ đầu tiên là bản thân Fanpage đó có dính vi phạm gì không, góc độ tiếp theo là các tài khoản quản trị của Fanpage có lịch sử xấu hay không, rồi các Fanpage được quản trị bởi cùng 1 admin có cái nào không “sạch” hay không? Tóm lại là Fanpage càng có độ uy tín cao thì sẽ càng được Facebook tin tưởng mà phân phối. Đã có trường hợp page đang cắn đề xuất ngon nhưng Add 1 nick admin bị hạn chế quảng cáo vào page, vậy là flop luôn.
==> Bài học rút ra: Acc nào dính “chàm” rồi thì không nên cho quản trị page nữa
Yếu tố thứ 2 mà Facebook cũng đánh giá ở bước này chính là giờ đăng. Giang cư mận thường nhắc đến “khung giờ vàng” nhưng ít ai hiểu rõ bản chất của nó. Đối với các page mới lập, tốt nhất là đăng vào các khung giờ mà các đối tượng người dùng ở vị trí đó hay online vì Facebook sẽ dựa vào điểm này để phân phối. Ví dụ ở VN thì đăng vào giờ tối, khoảng sau 7pm chẳng hạn. Còn đối với các Fanpage đã có lịch sử hoạt động lâu đời, Facebook sẽ dựa vào hành vi của các follower có sẵn để đánh giá “khung giờ vàng” cho kênh.
==> Bài học rút ra: Cần phân tích kỹ và hiểu rõ hành vi của TA để lên content theo giờ hợp lý
Bước 3: Kiểm tra định dạng bài đăng
Tại bước này, Facebook sẽ dựa vào thói quen của tệp khách hàng cùng chủ đề của bài đăng để dự đoán khả năng người xem sẽ tương tác hay không. Tức là ví dụ bạn đăng 1 video về chủ đề tiếng Anh, Facebook sẽ dựa vào kho Data của mình để xem các video có nội dung và cách thức tương tự sẽ có mức độ tương tác ra sao. Từ đó, Facebook sẽ đưa ra các dự đoán các khả năng mà người dùng bình luận bài viết/video, khả năng xem hết video/đọc hết bài viết và khả năng bạn đánh giá cao chất lượng bài viết như thế nào để quyết định độ rộng của tệp khách hàng mà bài viết sẽ được phân phối. Do đó, để sản xuất ra dạng nội dung của kênh, việc tốt nhất là đi nghiên cứu 20-30 kênh đối thủ có performance tốt và phân tích các định dạng được phân phối tốt và từ đó quyết định phương thức triển khai content.
==> Bài học rút ra: Sản xuất content người ta cần, không phải content bạn có.
Bước 4: Đánh giá mức độ quan tâm của người dùng đến nội dung của bạn
Facebook sẽ phân phối content của bạn tới một lượng nhỏ các người dùng để đánh giá độ tiềm năng viral của nó. Tại đây, Facebook sẽ đánh giá các khả năng mà người dùng sẽ nhấp vào bài biết, thời gian họ ở lại bài viết, tỷ lệ tương tác, mức độ chất lượng của content và chất lượng của các đường link được đính kèm.
Tức là sau khi đã thấy nội dung của bạn tươi ngon mơn mởn “mơn mởn”, kênh của bạn “sạch”, định dạng nội dung của bạn được nhiều người quan tâm, và nội dung khi được phân phối lại được người dùng đánh giá cao thì bạn sẽ được Viral.
Lưu ý thêm là việc nội dung được viral ngoài phụ thuộc vào hành vi của người dùng ra thì còn do nền tảng quyết định. Tức là sẽ có những thời điểm mà nền tảng sẽ ưu tiên một vài dạng nội dung nhất định do xu hướng của thị trường.
NHƯNG, NHƯNG, NHƯNG,…
Ai cũng nói về viral rồi lên xu hướng này nọ, nhưng chúng ta có thật sự hiểu “viral” cụ thể là gì hay không? Nếu bạn chưa biết thì đọc tiếp phần 2 nhé:
II/ HIỂU ĐÚNG VỀ VIRAL CONTENT
Theo như cách mà Dương trình bày trong buổi Livestream thì “viral” liên quan đến từ “vi rút” trong tiếng Anh. Mà vi rút thì có tính nhân rộng nhanh. Mình bổ sung thêm một chút ở đây về một từ khoá khác liên quan đến từ “viral” này, đó là từ “contagious (lan truyền)” – đây là từ khoá thường được dùng trong y khoa khi nói về các loại bệnh dịch có tính lây nhiễm từ cá thể này sang cá thể khác. Theo mình thì từ “viral” nếu hiểu nôm na thì nó sẽ giống với từ khoá trên, đó là sự lan truyền của các nội dung được phân phối trên nền tảng. Từ một cá thể sẽ phân phối đến nhiều cá thể hơn và cứ thế nhân rộng nếu “bệnh dịch (ở đây là content)” đó đủ mạnh.
Quay trở lại với chia sẻ của Dương thì Dương cho rằng một nội dung viral thì cần thoả mãn 2 yếu tố:
1. Có giá trị cao đối với độc giả (về mặt kiến thức, cảm xúc, hoặc độ hấp dẫn)
2. Đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận với số đông
Khi làm được 2 điều trên, chúng ta đã đạt được mức độ Marketing 0đ. Đối với Dương thì MKT 0đ tức là tạo được 1 “điểm chạm thương hiệu”, tức là khi khách hàng gặp vấn đề gi đó thì khách hàng sẽ tự động nhớ đến brand.
VD: Trường doanh nhân HBR: Content luôn luôn là 1 content dễ hiểu, ai cũng có thể tiếp thu được, và kết thúc là 1 bài học kinh doanh.
==> Bài học rút ra: Làm content càng đơn giản càng tốt, nhưng cần đảm bảo về mặt giá trị cho người dùng.
Khi đã hiểu về bản chất của Viral Content rồi thì chúng ta cần phải có tư duy đúng để phát triển định hướng cho page.
Đa số mọi người đều có lối tư duy làm content dạng gián tiếp 1 bước, tức là nếu đối tượng vụ của bạn là A thì họ sẽ làm dạng content nhắm tới đối tượng A’. Ví dụ: Bạn muốn dạy về Thương hiệu cá nhân thì bạn sẽ làm các dạng nội dung hướng tới những ai đang quan tâm đến THCN. Tuy nhiên, đây là tư duy khá cũ và nó cũng khiến nội dung của kênh bị bó hẹp, không thể tạo được content vô hạn.
Để giải quyết vấn đề này, Dương có chia sẻ một loại tư duy mới và hiệu quả hơn – tư duy content theo tích bắc cầu nhiều bậc.
Tức là nếu bạn đang cần bán dịch vụ cho đối tượng B thì bạn sẽ làm content hướng tới B’, đối tượng B’ này sẽ giúp bạn tiếp cận với đối tượng C’,… và cứ thế đối tượng N’ sẽ tác động ngược lại đối tượng A.
Ví dụ, bạn hướng tới những ai đang cần xây Thương hiệu cá nhân thì bạn có thể làm nội dung về khởi nghiệp, truyền động lực, kiến thức về kinh doanh/công việc, kinh doanh online,…. để giúp nội dung được lan rộng và cuối cùng sẽ tác động tới đối tượng bạn mong muốn. Tuy nhiên, cần lưu ý là khi triển khai chủ đề rộng ra thì vẫn cần bám sát sườn chính của kênh để không biến nó thành “nồi cám heo”.
==> Bài học rút ra: Cần phải mở rộng dạng nội dung từ lõi chính của kênh để có vô hạn content nhưng nên bám vào giá trị chính mà kênh muốn truyền tải.
Vậy, tại sao lại cần Viral Content?
Theo như Dương lý giải: một sản phẩm có giá trị càng cao thì hành trình của khách hàng càng phức tạp, và hành trình càng phức tạp thì càng có nhiều điểm chạm. Do đó, nếu doanh nghiệp muốn bán được càng nhiều sản phẩm thì càng phải xuất hiện trên nhiều điểm chạm trong hành trình của khách hàng. Điểm chạm đó có thể lúc họ chưa nhận ra nhu cầu, hoặc đã có nhu cầu và đang cân nhắc giữa các thương hiệu, hay thậm chí sau cả khi họ đã mua hàng vẫn có những điểm chạm khác nữa. Vai trò của Viral Content ở đây là xuất hiện trước mặt của họ, nhắc cho họ về sự tồn tại của thương hiệu, và sau đó, hoàn hảo nhất, là khiến họ tin yêu và trung thành với thương hiệu của bạn. Sẽ có nhiều kênh làm viral content hiệu quả nhưng không tiện nhắc ở đây, mình có để ở mindmap.
III/ ĐIỀU TIÊN QUYẾT ĐỂ TẠO VIRAL CONTENT
Tại đây, Dương có nhấn mạnh việc hiểu đối tượng mục tiêu của thương hiệu, bao gồm nhu cầu, nỗi đau, demographics,….. Mỗi nhóm độ tuổi khác nhau (có chia ra các nhóm: 18-24; 24-35; 35-45; 45-55; 55+) sẽ có tâm lý và hành vi khác nhau. Ví dụ: Nhận thức về thương hiệu cá nhân của chàng trai 18t sẽ khác với một ông chú 35t nên các tiếp cận cũng sẽ cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp. Thêm nữa, ngành nghề, bằng cấp, tình hình tài chính cũng là những điểm sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý và hành vi của đối tượng mục tiêu, do đó mà chúng ta cũng cần phải phân rõ theo từng nhóm nhất định. Kế tiếp, việc xác định họ ở đâu, làm gì, thói quen ra sao cũng rất quan trọng, bởi chỉ khi biết được các yếu tố trên thì chúng ta mới có thể sản xuất nội dung phù hợp và đăng tải trên các nền tảng mà họ thường có mặt
==> Bài học rút ra: Hiểu khách hàng nhiều bao nhiêu thì nội dung sẽ càng “chạm” họ bấy nhiêu. Do đó, cần phải phân tích kỹ đối tượng mục tiêu của page.
IV/ XÂY DỰNG TUYẾN NỘI DUNG DỰA VÀO PHỄU MARKETING
Theo Dương, phễu Marketing sẽ có 7 layers, bao gồm: Biết, Thích, Tin, Mua Hàng, Chăm Sóc, Trung Thành.
Ở giai đoạn khiến khách hàng biết đến thương hiệu, chúng ta cần trả lời câu hỏi: Làm thế nào để khách hàng biết đến chúng ta? (lòng vòng quá :))). Để làm được điều này, chúng ta cần phải làm các nội dung mở rộng hơn so với lõi chính của kênh. Ví dụ: Page bán quần áo thì hoàn toàn có thể làm nội dung về chó mèo (tỷ lệ nhỏ) vì tệp đối tượng của 2 nhóm này gần giống nhau. Việc mở rộng nội dung như vậy sẽ giúp tiếp cận nhiều khán giả hơn, từ đó convert thêm lượng follow mới. Tuy vậy, cần phải lựa chọn kỹ nhóm nội dung để mở rộng vì nếu không khéo léo sẽ khiến kênh bị loãng. Ví dụ: Page bán thời trang và làm meme về thời trang thì có thể sẽ viral, nhưng nếu người dùng từ content đó rồi vào kênh và thấy nội dung trên kênh chỉ toàn meme và hoặc hình ảnh thương hiệu không chuyên nghiệp thì họ sẽ không tin vào page, từ đó sẽ không ra quyết định mua hàng.
Tại giai đoạn khiến khách hàng thích thương hiệu, chúng ta cần tạo điểm nhất để công chúng nhớ đến mình. Tại điểm này, chúng ta cứ trả lời câu hỏi: Khi nào chúng ta sẽ thích một người? Dương có giải đáp và cho rằng chúng ta sẽ thích một ai đó khi chúng ta gặp họ nhiều lần và thấy rằng họ có giá trị đối với mình. Tức rằng ở đây chúng ta cần phải xuất hiện lặp đi lặp lại trước mặt họ và cho họ thấy thương hiệu của chúng ta đang mang lại một thứ gì đó có ý nghĩa cho họ. Đó có thể là giá trị về mặt kiến thức, hoặc về mặt giải trí, cảm xúc,…
Khi đã khiến khách hàng thích mình rồi, chúng ta cần khiến họ tin vào chúng ta. Thường thì sẽ có 2 hướng: Hoặc chúng ta khiến họ có cảm giác như họ đã hiểu về thương hiệu, hoặc thương hiệu được một người khác giới thiệu đến. Điều này khiến mình nhớ đến câu của anh Nguyễn Việt Dũng từng nói: “Một lời giới thiệu của người khác về mình còn có giá trị gấp trăm lần lời mình tự giới thiệu về bản thân”.
Vậy, để áp dụng cách này thì chúng ta có thể lên các tuyến bài Feedback của khách hàng, hoặc review từ KOL, KOC,…
Ở giai đoạn khách hàng mua hàng, chúng ta cần phải cho khách hàng thấy được lý do khiến họ nên chọn thương hiệu của bạn thay vì các thương hiệu đối thủ. Ví dụ: Sở hữu ngay A B C với giá chỉ bằng 2 bát phở/99k,…
Ở giai đoạn chăm sóc khách hàng, cần hiểu được mong muốn của khách hàng đối với thương hiệu và truyền tải cho họ thấy rằng thương hiệu sẽ đáp ứng điều đó. Nâng cao giá trị cho khách hàng bằng những buổi kết hợp với diễn giả/chuyên gia hoặc tặng các ấn phẩm, quà tặng, tài liệu,….
Còn bước cuối, muốn khách hàng trung thành thì chúng ta nên tạo cộng đồng để tương tác với khách hàng.
==> Bài học rút ra: Cần phải biết khách hàng đang ở bước nào để tạo dạng nội dung phù hợp
V/ Bật mí các kỹ thuật để được Reels & Facebook Watch đề xuất
Để được đề xuất trên Facebook, chúng ta cần làm các việc sau:
1. Check lại 4 bước phân phối nội dung của Facebook
2. Cần phải phân tích các chỉ số của các bài đăng để đánh giá nội dung, thường sẽ bao gồm các chỉ số tương tác như like, share, cmt, giờ xem trung bình, tỷ lệ xem hết,…. Chỉ cần 1 clip lên xu hướng cũng có thể kéo cả page
3. Có thể nhờ bạn bè/người quen “giả lập” hành trình của người xem trên 1 vài bài viết tiêu biểu. Nên yêu cầu họ xem hết/đọc hết nội dung và ở lại trang lâu nhất có thể để Facebook đánh giá rằng đây là nội dung tốt để phân phối nhiều hơn. Tuyệt đối không nên dùng clone để tương tác
4. Nên tham khảo các nội dung viral từ các kênh tương tự, có thể là trên Facebook hoặc từ các nền tảng khác và sản xuất các dạng tương tự.
5. Mỗi ngày nên đăng ít nhất 1 bài
6. Nên tìm Group phù hợp để seeding cho page/bài đăng
7. Các nội dung có thể mở rộng nhưng cần phải bám trên 1 sườn của kênh.
VI/ HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG KÊNH
Các bước để xây dựng 1 kênh viral bao gồm:
B1: Tổng hợp, nghiên cứu các kênh đối thủ
Thông thường là tổng hợp từ khoảng 20-30 kênh có chung tệp khách hàng mục tiêu và phân tích về những điểm họ làm tốt/chưa tốt để rút kinh nghiệm cho kênh. Chú ý phân tích các nội dung viral để tìm xem key là ở đâu và học hỏi
B2: Xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình
Việc hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của kênh rất quan trọng, giúp chúng ta “liệu cơm gắp mắm”.
B3: Triển khai. Fail thì làm tiếp
Thường thì việc xây kênh sẽ chia ra cho 2 giai đoạn: Giai đoạn kênh chưa có gì và giai đoạn đã có traffic.
Khi kênh đang là số 0 thì nên tập trung vào việc sáng tạo các nội dung mà nền tảng đang ưu ái và tìm cách đổ traffic về cho kênh. Đặc biệt, các nội dung cần phải đủ cuốn hút để người dùng tương tác với kênh của mình.
Đến khi kênh đã có traffic thi hãy tập trung vào viral content và content có tính tương tác để giữ chân người dùng.
——————————————————————————————————
Đây là bài viết thuộc series tóm tắt các kênh/video/livestream/sách hay về Marketing, Thương hiệu cá nhân, Khởi nghiệp, Kinh Doanh của mình. Bạn nào cần mindmap của Livestream này thì có thể inbox để mình gửi.
Ở bài viết kế tiếp, mình sẽ tóm tắt các nội dung về Thương Hiệu Cá Nhân từ hơn 150 video và 2 bài chia sẻ của Cô Long Truyền Thông (Nguyễn Ngọc Long) , kế đến là nội dung trên kênh Nghề Content, kế nữa là cuốn Lợi Thế Cạnh Tranh của Michael Porter